3 nỗi sợ của cha mẹ khi có con vào lớp 1

Khoảng thời gian chuyển giao từ mẫu giáo lên tiểu học không chỉ là khoảng thời gian trẻ tiếp xúc với những điều mới lạ, khác hẳn với những gì trẻ kiến thức và môi trường trước đây; từ đó có cảm giác sợ đến lớp, hay khi học không thể tập trung được. Đây cũng là khoảng thời gian khiến các bậc phụ huynh đau đầu với hàng trăm nỗi trăn trở, lo lắng khác nhau. Dưới đây là 3 nỗi sợ điển hình nhất mà mỗi ông bố bà mẹ đều cảm thấy khi có con chuẩn bị vào lớp một:

Con không thích nghi được môi trường mới

Khoảng thời gian sau nhập học đúng thật là “kinh hoàng” đối với một đứa trẻ. Từ việc ở mẫu giáo các bé được tự do đi lại trong lớp, môi trường xung quanh thì sặc sỡ sắc màu, thoải mái vui đùa với đủ loại trò chơi đến việc phải ngồi ngay ngắn trong bàn gỗ, phải tập trung nghe giảng mà không được làm việc riêng. Thậm chí, có bé đang học ngồi òa lên khóc, đòi bố mẹ đến đón. Chưa kể đến, hoạt động chủ yếu ở lớp là học tập, thứ tiếp xúc là sách vở chứ không phải là vui chơi với “búp bê thân yêu” và “ gấu misa” nữa, khiến bé cảm thấy gò bó, sợ hãi thầy cô, bạn bè và những thứ xung quanh. Đây là những cảm giác hình thành sơ khai của thời học sinh nên có thể ảnh hưởng đến việc học tập sau này. Vì vậy, trước khi bé vào lớp 1, bố mẹ hãy chuẩn bị tâm lý cho bé bằng cách kể cho bé nghe những gì bé phải làm khi ở lớp, có hoạt động gì, có bạn bè mới sẽ như thế nào,…; đồng thời, cho bé tham quan trường học để bé biết được các khu vực quan trọng như nhà vệ sinh, nhà thể chất,… Hãy lắng nghe con kể những câu chuyện ở lớp, động viên và khen con mỗi khi con thay đổi một điều dù nhỏ nhất để bé tự tin hơn khi đến lớp.

Sức học của con không theo được các bạn

Nhìn con mạnh khỏe, học giỏi, chăm ngoan là điều mà tất cả các bậc phụ huynh đều mong muốn. Nhưng con mới vào lớp 1, chưa biết nhiều về những con số và chữ, trong khi các bạn đã đọc được, viết được khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Rất nhiều ông bố, bà mẹ đã đưa con đi đến lò luyện chữ, đến các thầy cô dạy tiền tiểu học để cho con học trước chương trình. Điều này đã vô tình giết chết sự háo hức, sáng tạo và khả năng đón nhận những điều mới của trẻ. Đang học mẫu giáo với bao niềm vui bên những đồ chơi màu sắc thì phải đột ngột đón nhận một lượng kiến thức không hề nhỏ trong thời gian ngắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập sau này. Vì vậy, bố mẹ không nên cho bé học trước chương trình vì khả năng tiếp thu và tinh thần sẵn sàng học tập của bé sẽ giúp bé học tập tốt chứ không phải vào là học trước, học hơn bạn bè mới là niềm tự hào của bố mẹ. Thay vào đó, hãy tập trung phát triển năng khiếu của bé từ việc theo dõi những gì bé thích. Như thế, bé sẽ thoải mái, vui vẻ, tự tin và sáng tạo hơn: từ đó, kích thích niềm yêu thích với việc học.

Con gầy còm, ốm yếu sẽ bị các bạn bắt nạt

Trẻ nhỏ khi bắt đầu đi học cấp 1 sẽ có những vấn đề riêng của chúng, các mối quan hệ bạn bè mở rộng cũng nảy sinh mâu thuẫn khi vui chơi. Điều khiến nhiều bố mẹ lo lắng và đau đầu có lẽ là việc trẻ thường xuyên bị bắt nạt ở trường. Đặc biệt, những đứa trẻ gầy còm, thấp bé càng là những đối tượng dễ bị bạn bè và những khóa trên tiếp cận. Để con không còn sợ bị bắt nạt nữa thì các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng để con cao lớn, mạnh khỏe hơn. Vì vậy, trong giai đoạn này, canxi rất cần thiết cho sự phát triển để bé phát triển chiều cao. Nutri Canxi Plus là một giải pháp dinh dưỡng đầy đủ cho các bé và tiện lợi cho các mẹ. Với thành phần quan trọng là Canxi nano kích thước siêu nhỏ, sẽ được hấp thu nhanh chóng vào cơ thể, giúp cơ thể có lượng canxi cần thiết để sớm phát huy tác dụng, đảm bảo chức năng xương khớp, giúp cơ thể phát triển toàn diện ở trẻ. Ngoài ra, sữa bổ sung thêm protein, chất đạm, vitamin ( vitamin A, vitamin nhóm B, B1, B2, B3, B16, B12,… ) và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cho trẻ. Bác sĩ khuyên dùng 2-3 ly mỗi ngày ( mỗi ly khoảng 2-3 muỗng gạt pha với 200ml nước ấm ) sẽ giúp trẻ có năng lượng hoạt động cho cả ngày dài, đồng thời tăng chiều cao vượt trội hơn.

Leave A Comment

Cart

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Create your account

0855501555
chat-active-icon